Máy phát điện xoay chiều là gì? Cấu tạo, Nguyên Lý Hoạt Động

Máy phát điện xoay chiều rất cần thiết mỗi khi mất điện hoặc một số khu vực có điện lưới không ổn định. Mất điện có lẽ là một trong những hiện tượng mà bất kỳ gia đình nào cũng đã từng gặp phải. Tuy nhiên, với sự trợ giúp của máy phát điện, bài toán này gần như đã có lời giải. Đến với chuyên mục lần này, chúng tôi muốn cùng bạn đọc đi giải đáp thắc mắc máy phát điện xoay chiều là gì? Cụ thể, cấu tạo và nguyên lý hoạt động của chúng như thế nào. 

Máy phát điện xoay chiều là gì
Máy phát điện xoay chiều là gì

Máy phát điện xoay chiều là gì?

Máy phát điện là thiết bị có khả năng biến đổi cơ năng thành điện năng. Đương nhiên, mục đích chính của chúng dùng để cung cấp điện tới các máy móc, thiết bị,… 

Máy phát điện được biết đến phổ biến với 2 loại chính là: máy phát điện một chiều và máy phát điện xoay chiều. Trong đó, máy phát điện một chiều sử dụng điện 1 chiều để hoạt động. Ngược lại, máy phát điện xoay chiều sử dụng điện xoay chiều để hoạt động. 

Theo thống kê, chiếc máy phát điện đầu tiên ra đời vào năm 1831. Ở thời điểm đó, người ta không gọi là máy phát điện mà gọi là đĩa Faraday. Đương nhiên, người phát minh ra chính là nhà khoa học Michael Faraday. 

Cấu tạo máy phát điện xoay chiều

Máy phát điện xoay chiều bao gồm 2 loại chính là: máy phát điện xoay chiều 3 pha và máy phát điện xoay chiều 1 pha. Đương nhiên, với mỗi loại, cấu tạo của chúng lại có vài điểm khác nhau. 

Cấu tạo máy phát điện
Cấu tạo máy phát điện

Cấu tạo máy phát điện 1 pha

Bất kỳ một máy phát điện nào cũng được cấu thành từ 2 phần chính là phần cảm và phần ứng. Trong đó:

  • Phần cảm: là phần chứa các nam châm điện. Phần cảm quay hay chính là các nam châm điện quay sẽ tạo ra từ thông biến thiên. 
  • Phần ứng: là phần chứa các cuộn dây điện. Hầu hết các cuộn dây diện có kích thước giống hệt nhau. Chúng có nhiệm vụ đứng yên để các nam châm quay xung quanh. 

Trên lý thuyết là vậy nhưng rõ ràng phần ứng và phần cảm vẫn có thể đổi chỗ cho nhau. Nguyên nhân xuất phát từ độ lớn của công suất. Các máy phát điện sử dụng công suất cao thì các cuộn dây là phần đứng yên còn nam châm là phần quay. Đối với các máy phát điện công suất nhỏ thì ngược lại. 

Cấu tạo máy phát điện 3 pha

Máy phát điện 3 pha cũng bao gồm 2 phần chính tương tự máy 1 pha là: phần cảm và phần ứng. Trong đó:

  • Phần cảm: Nam châm điện quay xung quanh một trục cố định giúp tạo ra từ trường biến thiên. 
  • Phần ứng: bao gồm 3 cuộn dây được xếp lệch nhau một góc bằng 120 độ. Tương tự với phần ứng của máy phát điện 1 chiều, các cuộn dây có kích thước và số vòng tương tự nhau. 

Bên cạnh 2 phần cảm và phần ứng thì cả máy phát điện xoay chiều 1 pha và 3 pha đều bao gồm những bộ phận dưới đây. 

Động cơ

Động cơ là bộ phận chính trong cách thức hoạt động của máy phát điện. Nó chi phối tới nguồn năng lượng được cấp vào và phát ra. 

Đầu phát

Đầu phát chính là bộ phận tạo ra điện từ các nguồn năng lượng khác nhau cung cấp vào. Đầu phát cũng chính là bộ phận chứa cả phần cảm và phần ứng kể trên. 

Hệ thống nhiên liệu

Hệ thống nhiên liệu bao gồm các bộ phận chính như: bơm nhiên liệu, lọc nhiên liệu, kim phun,… Tất cả các bộ phận của hệ thống này đều có chức năng là quản lý lượng nhiên liệu vào máy phát điện. Lượng nhiên liệu quyết định tới khả năng vận hành của máy phát. 

Ổn áp

Ổn áp đúng với tên gọi của nó giúp ổn định điện áp đầu ra của máy phát điện xoay chiều. Nếu như các bộ phận khác hoạt động trơn tru, ổn áp luôn giữ điện áp ở mức ổn định. 

Hệ thống làm mát

Bất kỳ hệ thống máy móc nào hiện nay cũng đều không thể thiếu hệ thống làm mát. Trong quá trình làm việc, máy phát điện sinh ra một lượng nhiệt đáng kể từ động cơ. Hệ thống làm mát là bộ phận giúp khắc phục tình trạng này. 

Nhiệt độ động cơ cao rất dễ ảnh hưởng đến hiệu năng làm việc của máy phát. Bên cạnh đó, còn một vài các bộ phận khác như: bộ sạc ắc quy, bảng điều khiển, khung vỏ, hệ thống xả,… 

Nguyên lý hoạt động máy phát điện xoay chiều

Tất cả các máy phát điện xoay chiều đều hoạt động dựa trên nguyên lý cảm ứng điện từ. Cảm ứng điện từ là hiện tượng xuất hiện suất điện động cảm ứng khi có vật dẫn đặt trong một từ trường biến thiên. Khi mà từ thông trong mạch kín thay đổi liên tục sinh ra dòng điện. Đây chính là dòng điện cảm ứng. 

Hiện tượng cảm ứng điện từ máy phát điện
Hiện tượng cảm ứng điện từ máy phát điện

Người ta ứng dụng nguyên tắc này để phát minh ra máy phát điện. Không chỉ máy phát điện, nguyên lý cảm ứng điện từ còn được ứng dụng để phát triển rất nhiều các loại máy móc khác.  

Phân loại máy phát điện xoay chiều

Về máy phát điện xoay chiều, người ta chia ra làm 2 loại chính đã đề cập ở trên là: máy phát điện xoay chiều 1 pha và máy phát điện xoay chiều 3 pha. Cả 2 đều hoạt động dựa trên hiện tượng cảm ứng điện từ. 

Điểm khác biệt lớn nhất về mặt cấu tạo là máy phát điện 3 pha thì bao gồm 3 cuộn dây. Trong khi đó máy phát điện 1 pha chỉ sở hữu khung dây bao gồm các cuộn dây giống nhau được đặt trên 1 vòng tròn. 3 cuộn dây ở máy phát điện 3 pha được đặt lệch nhau dưới một góc 120 độ. 

Phân loại máy phát điện
Phân loại máy phát điện

Người ta chia máy phát điện ra 2 loại trên chủ yếu dựa vào công suất hoạt động. Các máy phát điện 1 pha sử dụng cho các vật dụng có công suất vừa và nhỏ. Trong khi đó, máy phát điện 3 pha sử dụng cho các thiết bị có công suất lớn. 

Bên cạnh đó, cũng tùy thuộc vào loại tải của gia đình mà người ta lựa chọn sẽ sử dụng loại nào. Có nhiều trường hợp bạn sử dụng tải 1 pha. Nhưng nếu sử dụng máy phát điện 1 pha mà vẫn không cung cấp đủ tải thì nên chuyển qua máy phát 3 pha. Sau đó trích xuất từ 1 pha nào đó để cung cấp cho tải 1 pha. 

Công dụng của máy phát điện xoay chiều

Máy phát điện xoay chiều được sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau. Cụ thể:

  • Máy phát điện xoay chiều 1 pha: Thích hợp sử dụng cho các hộ gia đình vừa và nhỏ. Công dụng chính là cung cấp điện tới các thiết bị sinh hoạt như quạt, đèn chiếu sáng, ti vi, tủ lạnh,… 
  • Máy phát điện xoay chiều 3 pha: Thích hợp sử dụng tại các nhà xưởng, nơi sản xuất, lắp ráp lớn. Điều này là tương đối dễ hiểu khi các địa điểm này thường yêu cầu lượng tiêu thụ điện năng lớn hơn. Cùng với đó là thời gian làm việc thường diễn ra trong khoảng dài và liên tục. 
Công dụng máy phát điện
Công dụng máy phát điện

Những lưu ý trong quá trình sử dụng máy phát điện xoay chiều

Để có thể duy trì tuổi thọ cũng như tránh được các tình huống xấu khi sử dụng máy phát điện, bạn đọc cần lưu ý những điều như sau:

  • Lựa chọn loại máy phát điện phù hợp với nhu cầu sử dụng. 
  • Chọn mua máy phát điện ở các địa chỉ uy tín trên toàn quốc. 
  • Sử dụng máy phát điện hợp lý. Phân chia công suất thời gian sử dụng phù hợp với từng loại thiết bị cụ thể. 
  • Đảm bảo máy hoạt động với các thiết bị đúng với mức công suất cho phép. 
  • Đặt máy ở những nơi khô ráo và tránh va đập. 
  • Vệ sinh và bảo trì máy thường xuyên để nâng cao tuổi thọ của máy. 

Rõ ràng, máy phát điện xoay chiều đang là thiết bị vô cùng cần thiết với con người hiện nay. Hy vọng thông qua bài viết, bạn đọc sẽ nắm bắt được những kiến thức cơ bản hơn về thiết bị này. Chúc các bạn có được quá trình tìm hiểu và sử dụng máy phát điện xoay chiều đạt hiệu quả tốt nhất. Công ty Máy phát điện Hòa An Phát chúng tôi chuyên phân phối, bảo trì, sửa chữa, cho thuê máy phát điện công nghiệp trên toàn quốc. Do đó, khi có bất cứ thắc mắc hay nhu cầu hãy liên  hệ với chúng tôi để được phục vụ chu đáo nhất.

Nguồn www.maycodien.com

Để lại ý kiến của bạn:

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *