Dòng điện xoay chiều là gì? Tác dụng của dòng điện xoay chiều ra sao?

Nếu không phải là một người am hiểu về điện thì chắc hẳn thuật ngữ dòng điện xoay chiều không phải là cụm từ dễ hiểu. Đến với bài viết lần này, chúng ta sẽ cùng đi giải đáp thắc mắc dòng điện xoay chiều là gì. Các tác dụng của dòng điện xoay chiều trong cuộc sống như thế nào? 

Dòng điện xoay chiều là gì
Dòng điện xoay chiều là gì

Dòng điện xoay chiều là gì?

Điện xoay chiều hay còn được gọi vắn tắt là dòng AC. AC là ký hiệu của các đại lượng xoay chiều hay trái ngược với nó là DC 1 chiều. Điện xoay chiều là dòng điện có độ lớn và chiều thay đổi theo thời gian. Đương nhiên, sự thay đổi của nó diễn biến theo một tuần tự, chu kỳ nhất định. 

Điện xoay chiều xuất hiện nhờ các biến đổi về mặt vật lý với điện 1 chiều. Một phần khác được tạo ra nhờ các thiết bị biến đổi điện xoay chiều thành 1 chiều. Hiện nay tại các hộ gia đình, nguồn điền mà chúng ta sử dụng chính là điện áp xoay chiều. 

Các đại lượng đặc trưng của dòng điện xoay chiều như thế nào?

Để kể hết về các đại lượng liên quan tới điện xoay chiều chắc hẳn tốn không ít giấy mực. Ngay dưới đây là 3 đại lượng đặc trưng chủ yếu mà chúng tôi muốn đề cập tới bạn đọc:

Các đại lượng đặc trưng của dòng điện xoay chiều
Các đại lượng đặc trưng của dòng điện xoay chiều

Công suất dòng điện xoay chiều

Công suất có lẽ là một trong những đại lượng quan trọng nhất khi nhắc tới dòng điện. Đặc biệt là điện xoay chiều. Dựa vào công thức tính toán thì công suất của dòng điện xoay chiều phụ thuộc vào 3 yếu tố chính: điện áp, cường độ dòng điện cùng độ lệch pha giữa điện áp và cường độ dòng điện. 

Công thức cụ thể được viết dưới dạng: P= U.I.cosα.

Trong đó:

  • P: công suất dòng điện xoay chiều (W).
  • U: điện áp dòng điện (V).
  • I: cường độ dòng điện (A).
  • α: độ lệch pha giữa điện áp và cường độ dòng điện. 

Công suất đóng vai trò quan trọng trong việc quyết định đến hiệu năng làm việc của điện xoay chiều. Ở dòng điện xoay chiều xuất hiện độ lệch pha. Đối với dòng điện 1 chiều, công thức tính là tương tự. Điểm khác biệt nằm ở α= 0. 

Tần số và chu kỳ của dòng điện xoay chiều

Tần suất và chu kỳ là 2 đại lượng đặc trưng còn lại . Sở dĩ chúng ta gộp chung vào 1 phần do nó có tính chất và mối liên hệ tương tác lẫn nhau. 

Chu kỳ của dòng điện chính là khoảng thời gian mà điện xoay chiều trở về trạng thái và vị trí ban đầu. Cụ thể hơn là sau một khoảng thời gian biến đổi nhất định, dòng điện sẽ trở về trạng thái ban đầu và tiếp tục biến đổi tương tự sau đó. 

Tần số của dòng điện là đại lượng nghịch đảo với chu kỳ. Tần số cho biết số lần lặp lại của điện xoay chiều tính trong 1 giây. Nếu 1 chu kỳ được ký hiệu là T(s) thì tần số là F có công thức: F= 1/T (Hz).

Các tác dụng của dòng điện xoay chiều trong cuộc sống

Điện xoay chiều là dòng điện được sử dụng phổ biến nhất trong cuộc sống hiện nay. Đương nhiên, về cơ bản, nó cũng mang các tác dụng giống với dòng 1 chiều. Cụ thể là 3 tác dụng sau: 

Tác dụng nhiệt

Tác dụng nhiệt được xem là tác dụng được ứng dụng nhiều nhất đối với các loại dòng điện không chỉ xoay chiều mà cả 1 chiều. Một ví dụ đơn giản là các bóng đèn sợi đốt và bàn là quần áo. Bóng đèn dây tóc tỏa ra một lượng nhiệt nhất định khi sử dụng dòng điện xoay chiều. Trong khi đó, bàn là dùng dòng điện xoay chiều tỏa nhiệt để là phẳng quần áo. Cùng với đó là rất nhiều các tác dụng nhiệt khác ứng dụng trong nấu nướng, sản xuất,… 

Tác dụng nhiệt
Tác dụng nhiệt của điện xoay chiều

Tác dụng quang

Tác dụng quang hay chính là khả năng giúp tạo ra ánh sáng. Điện xoay chiều đi vào các vật dụng nhất định. Và có khả năng làm phát sáng chúng. Ví dụ về bóng đèn phía trên là ví dụ dễ thấy nhất. Thêm vào đó, tác dụng quang còn được ứng dụng vào việc sử dụng bút thử điện. 

Công dụng của dòng điện xoay chiều
Công dụng của dòng điện xoay chiều

Tác dụng từ

Tác dụng từ chính là tác dụng hữu ích còn lại của điện xoay chiều. Chúng ta dễ dàng bắt gặp khả năng này khi tiến hành di chuyển một đinh sắt lại gần một cuộn dây. Tác dụng từ sẽ được biểu thị thông qua hình ảnh cuộn dây hút đinh sắt. Đương nhiên, trong các trường hợp mà dòng điện đổi chiều thì lực từ cũng sẽ thay đổi chiều tương tự.  

Các cách tạo ra dòng điện xoay chiều

Điện xoay chiều được tạo ra dựa trên hiện tượng cảm ứng điện từ. Do đó, có 2 cách phổ biến nhất để tạo ra dòng điện xoay chiều là:

  • Cách 1: Tạo ra dòng điện xoay chiều bẳng cách cho nam châm quay quanh một cuộn dây dẫn kín. 
  • Cách 2: Tạo ra dòng điện xoay chiều bẳng cách cho một cuộn dây dẫn kín quay bên trong từ trường. Điều kiện là cuộn dây phải luôn quay quanh 1 trục thẳng đứng. 

Các ứng dụng của dòng điện xoay chiều 

Với dòng điện xoay chiều thường có 2 loại chính là dòng điện xoay chiều 1 pha và dòng điện xoay chiều 3 pha. Cả 2 loại này đều có những ứng dụng nhất định trong cuộc sống. Cụ thể:

Dòng điện xoay chiều 1 pha

Được sử dụng để kích hoạt các thiết bị điện có công suất không quá lớn. Thường được sử dụng làm nguồn điện sinh hoạt cho các hộ gia đình. 

Dòng điện xoay chiều 3 pha

Được sử dụng để kích hoạt các thiết bị điện có công suất lớn. Thông thường được sử dụng phổ biến các công ty sản xuất, các xưởng công nghiệp. Nơi có chứa những máy móc hoạt động với công suất lớn. 

Bên cạnh đó, dòng điện 3 pha thường được kết hợp với các dạng máy phát điện 3 pha. Ứng dụng này giải quyết các bài toán về chi phí tiêu hao điện năng, nâng cao hiệu suất hoạt động của các thiết bị máy móc cỡ lớn. 

Phân biệt dòng điện 1 pha và dòng điện 3 pha

Điện 1 pha và 3 pha là 2 loại dòng phổ biến của điện xoay chiều. Người dùng cần phân biệt được rõ 2 loại dòng điện này để có thể sử dụng một cách hợp lý nhất.

Phân biệt dòng 1 pha và 3 pha
Phân biệt dòng 1 pha và 3 pha

Cấu tạo

Dòng điện 1 pha và 3 pha đương nhiên khác nhau ngay từ cấu tạo các dây. 

  • 1 pha: Điện xoay chiều 1 pha chỉ được cấu thành từ 2 dây dẫn là 1 dây nóng và 1 dây lạnh. Thông thường, chúng ta thường gọi là 1 dây lửa và 1 dây mát. 
  • 3 pha: Điện xoay chiều 3 pha được cấu thành từ 4 dây. Trong đó có 3 dây là dây nóng và dây còn lại là dây lạnh. 

Hiệu điện thế

Hiệu điện thế của dòng xoay chiều 1 pha và 3 pha cũng có sự khác nhau rõ ràng. Đây được xem là thông số quyết định tới các ứng dụng của dòng điện xoay chiều trong đời sống. 

  • 1 pha: Thông thường tại Việt Nam, hiệu điện thế sử dụng cho dòng điện xoay chiều 1 pha là 220V. Tuy nhiên, theo tiêu chuẩn ở các nước phát triển, mức điện áp của dòng 1 pha chỉ dao động trong các khoảng: 100V, 110V và 120V. 
  • 3 pha: Dòng điện 3 pha cũng tương tự như với dòng 1 pha. Các nước khác nhau sẽ có mức quy định khác nhau. Tại Việt Nam, hiệu điện thế sử dụng cho dòng điện xoay chiều 3 pha là 380V. Đối với 1 vài nước phát triển khác như Nhật Bản và Hoa Kỳ chỉ dao động trong khoảng: 200V, 300V. 

Đối tượng

Dựa vào mức hiệu điện thế cũng như các ứng dụng của 2 loại dòng điện xoay chiều này mà  dễ dàng thấy được đối tượng sử dụng của chúng. 

  • 1 pha: Sử dụng cho các thiết bị công suất nhỏ, thường dùng cho các thiết bị sinh hoạt gia đình. 
  • 3 pha: Sử dụng cho các thiết bị công suất lớn, thường dùng cho các thiết bị nhà xưởng. Tuy nhiên, cũng có không ít các hộ gia đình sử dụng điện 3 pha kết hợp với máy biến áp. Điều này tận dụng được tối ưu các tính năng mạnh mẽ của nguồn 3 pha. 

Trên đây là toàn bộ những kiến thức để giải đáp các thắc mắc về dòng điện xoay chiều là gì?. Hy vọng thông qua bài viết này, bạn đọc sẽ có cái nhìn rõ nét hơn về dòng điện xoay chiều cũng như những tác dụng của chúng trong đời sống con người. Công ty Máy phát điện Hòa An Phát chúng tôi chuyên phân phối, bảo trì, sửa chữa, cho thuê máy phát điện công nghiệp trên toàn quốc. Do đó, khi có bất cứ thắc mắc hay nhu cầu hãy liên  hệ với chúng tôi để được phục vụ chu đáo nhất.

Nguồn https://maycodien.com/

Để lại ý kiến của bạn:

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *