Dòng điện một chiều là gì? Có thể bạn chưa biết về điện một chiều

Dòng điện một chiều có lẽ không phải là thuật ngữ quá xa lạ đối với chúng ta. Tuy nhiên, để biết một cách chính xác và rõ ràng nhất thì lại không phải điều dễ dàng. Ở bài viết hôm nay, hãy cùng chúng tôi đi tìm hiểu cụ thể dòng điện một chiều là gì? Có những điều gì cần biết về khái niệm điện một chiều. Dòng điện một chiều có thể gây nguy hiểm tới tính mạng con người hay không?.

 

Dòng điện 1 chiều là gì?
Dòng điện 1 chiều là gì?

Dòng điện một chiều là gì?

Dòng điện một chiều được biết đến là dòng dịch chuyển có hướng của các hạt mang điện. Thông thường, người ta gọi dòng điện 1 chiều là dòng DC – Direct Current và chúng được tạo ra chủ yếu từ các loại pin, ắc quy,… 

Dòng điện một chiều xuất hiện trong các môi trường dẫn điện như các dây dẫn, vật liệu bán dẫn,… Đối với dòng điện một chiều, các hạt mang điện chuyển động đơn hướng theo chiều từ dương sang âm. Hành trình này là hoàn toàn trái ngược so với chuyển động của các điện tử. 

Tính chất của dòng điện một chiều?

Giống với các loại dòng điện còn lại, dòng điện xoay chiều cũng sở hữu những tính chất cơ bản đặc trưng. Cụ thể có 3 tính chất cơ bản của điện một chiều mà bạn đọc cần biết tới như sau:

  • Dòng điện một chiều luôn di chuyển theo một chiều nhất định mặc cho độ lớn về cường độ có thay đổi. 
  • Dòng điện một chiều được sinh ra từ các nguồn như pin, ắc quy, năng lượng mặt trời,… 
  • Hướng di chuyển của dòng điện một chiều là từ cực dương của nguồn điện sang cực âm. 
Tính chất dòng điện 1 chiều
Tính chất dòng điện 1 chiều

Chia sẻ những điều bạn chưa biết về điện một chiều

Bên cạnh khái niệm và những tính chất cơ bản của điện một chiều thì chắc hẳn bạn đọc vẫn còn không ít thắc mắc về thuật ngữ này. 

Đại lượng đặc trưng của dòng điện 1 chiều

Cả điện một chiều hay điện xoay chiều đều sở hữu những đại lượng đặc trưng nhất định:

  • Cường độ dòng điện: đây là đại lượng vật lý biểu thị độ mạnh yếu của dòng điện. Cường độ dòng điện có trị số phụ thuộc vào số lượng electron đi qua tiết diện của dây dẫn trong một đơn vị thời gian cụ thể. Đơn vị đo là Ampe (A). 
  • Hiệu điện thế: đây là đại lượng vật lý biểu thị độ chênh áp giữa 2 đầu của nguồn điện hoặc ở 2 điểm bất kỳ mà dòng điện chạy qua. Đơn vị đo là Vôn (V).
  • Tần số: đây là đại lượng vật lý đặc trưng cho tốc độ của dòng điện thực hiện được trong 1 giây. Đơn vị đo là Hz. Tuy nhiên đối với điện 1 chiều, tần số bằng 0 do dòng điện không hề đổi chiều. 

Cách tạo ra điện một chiều

Đối với điện 1 chiều, người ta có 2 phương pháp để tạo ra là: chỉnh lưu nửa chu kỳ và chỉnh lưu cả chu kỳ. 

  • Chỉnh lưu nửa chu kỳ: Người ta sử dụng chất bán dẫn diode để lắp vào một mạch điện. Tác dụng của diode là chỉ cho dòng điện đi qua mạch trong nửa chu kỳ với điều kiện Uab > 0. Đương nhiên, lúc này xuất hiện dòng điện một chiều chạy trong nửa chu kỳ. 
  • Chỉnh lưu cả chu kỳ: Đây là phương pháp sử dụng cả chu kỳ hay chính là 2 nửa chu kỳ. Thay vì chỉ sử dụng 1 diode bán dẫn thì ở phương pháp này cần tới 4 diode. 4 diode này được mắc theo dạng cầu với điều kiện: nửa chu kỳ đầu Uab > 0 và nửa chu kỳ sau Uab < 0. 
Cách tạo ra dòng điện 1 chiều
Cách tạo ra dòng điện 1 chiều

Công thức tính cường độ dòng điện 1 chiều

Công thức tính cường độ dòng điện 1 chiều như sau: I= q/t. Trong đó:

  • I: Cường độ dòng điện không đổi. Đơn vị là Ampe (A).
  • q: lượng điện tích đi qua tiết diện của vật dẫn. Đơn vị là Cu lông (C). 
  • t: Khoảng thời gian lượng điện tích đi qua tiết diện của vật dẫn. Đơn vị là giây (s). 

Đơn vị của dòng điện một chiều

Bên cạnh đơn vị Ampe đề cập ở trên thì độ lớn của cường độ dòng điện cũng tương tự như với các đơn vị điện áp, công suất,… Cụ thể:

  • 1 kA= 1000 A
  • 1 MA = 1.000.000 A
  • 1 mA= 1/1000 A
  • 1 µA= 1/1.000.000 A

Tác dụng của dòng điện một chiều

Dựa vào những tác dụng của dòng điện 1 chiều, người ta mới có thể ứng dụng chúng vào trong cuộc sống một cách cụ thể. Theo thống kê, dòng điện 1 chiều có những tác dụng tương tự với dòng xoay chiều. Cơ bản, chúng có đầy đủ các tác dụng về nhiệt năng, quang năng, từ trường và cả hóa năng. 

Ứng dụng của dòng điện 1 chiều

Tương tự như điện xoay chiều, dòng 1 chiều cũng được ứng dụng rất rộng rãi trong cuộc sống ngày nay. 

Làm nguồn điện chiếu sáng

Một trong những công dụng phổ biến nhất của dòng điện 1 chiều là làm nguồn điện chiếu sáng hay còn gọi là quang năng. Các thiết bị dùng pin như đèn pin, đèn bàn học, đèn ngủ,… đều có thể sử dụng điện một chiều để hoạt động.

Ứng dụng dòng điện một chiều đèn chiếu sáng
Ứng dụng đèn chiếu sáng

Ứng dụng rộng rãi trong ngành điện tử

Các thiết bị điện tử cỡ nhỏ thường sử dụng điện một chiều để hoạt động hoặc sạc năng lượng. Một ví dụ điển hình là sạc điện thoại. Sạc điện thoại có tác dụng biến đổi điện xoay chiều từ nguồn điện gia đình thành điện một chiều. Sau đó cung cấp điện tới thiết bị di động. Bên cạnh đó còn có các loại sạc máy tính, sạc xe đạp điện, xe máy điện,… 

Chế tạo pin mặt trời

Một trong những ứng dụng thiết thực nhất của dòng điện 1 chiều là chế tạo pin mặt trời. Nguồn điện gốc của pin mặt trời chính là điện 1 chiều. Do đó, người dùng cần sử dụng thêm bộ biến tần để đổi điện 1 chiều thành xoay chiều và sử dụng. 

Dòng điện 1 chiều có gây nguy hiểm hay không?

Câu trả lời cho vấn đề này là có. Nếu có cường độ đủ lớn, nó hoàn toàn có thể gây nguy hiểm đến tính mạng con người. Theo thống kê, giới hạn sức chịu đựng của con người nằm dưới 10mA. Đây đương nhiên là con số vô cùng nhỏ. Do đó, nếu cường độ dòng điện 1 chiều có trị số từ 30mA trở nên hoàn toàn có thể đe dọa tới tính mạng. 

Dòng điện một chiều có gây nguy hiểm không
Dòng điện 1 chiều có gây nguy hiểm không

Cách đo dòng điện một chiều cơ bản nhất

Hiện nay, để đo dòng điện một chiều, người ta thường sử dụng đồng hồ vạn năng làm công cụ đo chính. Người dùng chỉ cần thực hiện các thao tác như sau để nắm bắt được trị số của dòng điện 1 chiều:

  • Bước 1: Thực hiện lắp đòng đồ vạn năng. Lấy que có dây màu đỏ cắm vào cực dương. Dây đen còn lại cắm vào lỗ có ký hiệu COM. 
  • Bước 2: Thực hiện điều chỉnh thang đo. Do là đo điện 1 chiều nên bạn phải chuyển về thang đo DC. Tùy thuộc vào khoảng giá trị cần đo mà lựa chọn đơn vị là A, mA,… 
  • Bước 3: Đảm bảo tắt nguồn điện của mạch điện cần đo. 
  • Bước 4: Thực hiện đo. Nối đầu còn lại của que màu đỏ vào cực dương của nguồn điện. Tương tự đầu còn lại của dây màu đen vào cực âm của nguồn điện. 
  • Bước 5: Bật lại nguồn điện của mạch. 
  • Bước 6: Đọc kết quả hiện thị trên mặt của đồng hồ vạn năng. Nếu giá trị đo vượt qua mức cho phép của thang đo cần chuyển thang đo tới một đơn vị lớn hơn. 

Lưu ý: Khi đo dòng điện một chiều cần chắc chắn ngắt các nguồn cấp điện tránh trường hợp giật điện trong quá trình thao tác. Tuyệt đối không được sử dụng sai chức năng của đồng hồ đo điện. Điều này có thể dẫn tới hỏng đồ hồng đo hoặc cháy cầu chì. 

Trên đây là toàn bộ những kiến thức liên quan tới dòng điện một chiều. Bên cạnh khái iệm, tính chất, chúng tôi còn đưa ra rất nhiều những đặc điểm ứng dụng của dòng điện 1 chiều dành cho bạn đọc. Chúc các bạn có được quá trình làm quen và tìm hiểu về điện 1 chiều hiệu quả nhất. Công ty Máy phát điện Hòa An Phát chúng tôi chuyên phân phối, bảo trì, sửa chữa, cho thuê máy phát điện công nghiệp trên toàn quốc. Do đó, khi có bất cứ thắc mắc hay nhu cầu hãy liên  hệ với chúng tôi để được phục vụ chu đáo nhất.

Nguồn https://maycodien.com/

Để lại ý kiến của bạn:

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *